• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Số ca mắc Tay - Chân - Miệng tăng 2,5 lần so với cùng kì năm 2023

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc Tay - Chân - Miệng (TCM), hiện chưa có trường hợp nào tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số mắc TCM tăng 2,5 lần. Tại Thái Bình, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tuần 16 (từ 15-21/4) ghi nhận 28 ca mắc, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Thái Bình ghi nhận gần 170 ca TCM.

Bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng thời điểm tháng 4-6 và tháng 10 - 12. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc đồ chơi, quần áo… nhất là trong môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc TCM như: sốt nhẹ, mệt mỏi, loét miệng, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng, phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông…).

TCM đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Các chuyên gia cảnh báo, hiện đang là thời điểm của đỉnh dịch, trong khi đó bệnh TCM chuyển biến nhanh, khó lường nên khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện các triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị, tránh biến chứng của bệnh.

Sau khi trẻ được chẩn đoán bệnh, tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị ngoại trú hay nội trú. Nếu trẻ đủ điều kiện chăm sóc tại nhà, bác sĩ sẽ tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, từ đó kịp thời điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không nên tìm hiểu thông tin trên mạng Internet rồi tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm hoặc gây hậu quả khác cho trẻ./.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB